Tuổi Trẻ – 2 giờ 25 phút trước
Anh
Lê Quốc Phong (thứ hai từ trái sang) và anh Nguyễn Long Hải (hàng đầu,
thứ hai từ phải sang) tặng quà chiến sĩ Tiếp sức mùa thi 2013 tại điểm
trực bến xe miền Đông chiều 1-7 - Ảnh: MINH ĐỨC Môn toán: tránh sa đà vào câu khó
Thăm, tặng quà chiến sĩ Tiếp sức mùa thi Chiều
1-7, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải cùng anh Lê Quốc Phong - bí
thư Thành đoàn TP.HCM - đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà sinh
viên tình nguyện chương trình Tiếp sức mùa thi 2013 tại điểm trực bến xe
miền Đông, ga Sài Gòn và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM.
Anh Nguyễn Long Hải đánh giá cao tinh thần tình nguyện, động viên các
chiến sĩ tiếp tục phát huy tinh thần ấy và cố gắng giữ gìn sức khỏe để
tiếp tục hỗ trợ thí sinh, phụ huynh trong những ngày thi cao điểm sắp
tới. PHƯỚC TUẦN
|
Theo ThS Phạm Hồng Danh - trưởng bộ môn toán cơ bản Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM - khi làm bài thí sinh phải đọc đề kỹ trước khi bắt đầu làm bài,
tuyệt đối tránh tình trạng hiểu sai đề. Làm bài theo nguyên tắc: chọn
những câu dễ làm trước, tránh sa đà vào các câu khó ngay từ đầu. Khi làm
bài khảo sát hàm số thí sinh hết sức lưu ý việc tính đúng đạo hàm.
Thông thường việc vẽ đồ thị chủ yếu dựa vào các điểm đặc biệt, độc lập
với đạo hàm và bảng biến thiên nên có thể dùng dáng điệu (đồng biến,
nghịch biến) của đồ thị đã vẽ để kiểm tra lại dấu của đạo hàm và bảng
biến thiên có phù hợp với đồ thị hay không. Đối với các bài toán
phương trình lượng giác và bài toán liên quan đến phương trình, bất
phương trình, hệ bất phương trình đại số, ngoài việc thuộc nhuần nhuyễn
các công thức, các em cần nghĩ đến hai phương pháp giải chủ yếu là: đặt
nhân tử chung và đặt ẩn phụ. Với bài toán tích phân, các em thi khối D
nên chú ý đến phương pháp tích phân từng phần, các bạn thi khối A và B
phải chú ý thêm phương pháp đổi biến. Với bài toán hình học không gian
nếu không giải được bằng phương pháp hình học thuần túy thì các bạn nên
tìm cách đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích
trong không gian. Môn vật lý: rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh Theo
thầy Trần Quang Phú (giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM), đề thi
thường bao quát hầu hết các chương trong chương trình vật lý lớp 12 cũng
như thời lượng dành cho mỗi phần, mỗi câu. Toàn đề 50 câu gồm 40% câu
trung bình khá, 40% câu khá và 20% câu mang tính phân loại cao dành cho
học sinh giỏi. Để làm bài có hiệu quả, thí sinh phải đọc tổng
quát thật nhanh cả đề và tô sẵn những câu lý thuyết mà thí sinh biết
chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai thì tô lên chữ sai để khỏi
lầm khi chọn đáp án đúng. Nên làm lý thuyết trước (chiếm trên 30%).
Những câu nào chưa suy luận được thì đánh dấu lại ngoài lề đề thi, để
xong hết làm lại sau. Về phần bài tập, vì có nhiều mã đề nên không như
thi tự luận thường cho câu dễ trước, câu khó sau. Do đó, câu nào làm
nhanh, chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính
toán qua hai, ba giai đoạn thì làm sau. Môn hóa học: không hấp tấp khi đọc đề Đối
với môn hóa, ThS Bùi Văn Thơm - chuyên viên chính cơ quan đại diện Bộ
GD-ĐT tại TP.HCM - chia sẻ: đề thi có tính phân hóa rất cao. Việc học kỹ
bài chưa đủ để làm bài tốt, mà còn đòi hỏi thí sinh phải làm bài tập
nhiều và thật cẩn thận để tránh những sai sót khi làm bài. Để làm bài
tốt, trước hết thí sinh nên chọn những câu dễ làm trước. Thông thường có
khoảng 14-18 câu dễ và thí sinh có thể làm trong vòng 15 phút. Có
khoảng từ 22-30 câu dành cho thí sinh khá. Thí sinh có thể dành khoảng
60 phút để làm những câu loại này. Khoảng 5-7 câu tương đối khó, và 2-3
câu rất khó. Thí sinh dành khoảng 15 phút để làm những câu này. Nếu biết
thì giải, không biết thì làm qua câu khác. Đối với phần lý
thuyết, thí sinh không được hấp tấp khi đọc đề mà phải đọc thật kỹ đề để
tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Để giải tốt các bài toán phải biết cách giải
theo phương trình phản ứng hóa học và giải theo các định luật (định luật
thành phần không đổi, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol
nguyên tố, bảo toàn mol electron...). Thường các bài toán từ đề bài thí
sinh phải giải để tìm kết quả. Tuy nhiên, có những bài không thể giải ra
đến cùng, mà phải lấy kết quả (những phương án) để lập luận trường hợp
nào phù hợp với vấn đề vừa tìm được. Môn tiếng Anh: đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc nội dung trả lời Thầy
Phạm Tấn Hoàng - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) -
lưu ý: thí sinh cần đặc biệt chú ý các loại câu điều kiện, các cách diễn
đạt khác nhau của câu điều kiện. Thông thường các dạng đề trong những
năm qua hay mang tính suy luận, nhất là trong phần tìm câu gần đúng với
những câu cho sẵn. Nội dung đề thi trong các năm qua trải đều các chủ đề
ngữ pháp. Có vài vấn đề thường xuất hiện nhiều như các trường hợp đảo
ngữ (inversion), các loại mệnh đề quan hệ (relative clause), mệnh đề
danh từ (noun clause), mệnh đề trạng ngữ (adverbial clause), mệnh đề
phân từ (participle clause), cấu trúc song song (parallism), thể cầu
khiến (causative form), câu tường thuật (reporting speech)... Khi
làm bài thí sinh phải đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc nội dung để trả lời.
Phần điền chỗ trống thì cần xem kỹ các từ được điền vào có phù hợp ý
nghĩa và phù hợp với các từ loại đi kèm hay không. Các em phải biết phân
bố thời gian làm hợp lý. Nên chọn phần điền từ (incomplete sentenses)
làm trước; kế tiếp là phần nhận lỗi sai, phẩn ngữ âm; sau đó là phần
chọn câu gần đúng hay ráp nối câu, tìm từ đồng nghĩa và ngược nghĩa;
cuối cùng là phần bài đọc và phần điền từ vào bài đọc (incomplete text).
Có những trường hợp thí sinh phải dùng phương pháp loại suy. Nghĩa là
phải dùng cách đưa đáp án vô từng trường hợp xem có hợp lý hay không. Lịch thi đợt 1 khối A, A1 và V (Thời gian làm bài: môn tự luận 180 phút, trắc nghiệm 90 phút)
Ngày
| Buổi
| Môn thi
|
Khối A
| Khối A1
|
3-7-2013
| Sáng từ 8g
| Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
|
4-7-2013
| Sáng
| Toán
| Toán
|
Chiều
| Lý
| Lý
|
5-7-2013
| Sáng
| Hóa
| Tiếng Anh
|
Chiều
| Dự trữ
| Dự trữ
|
MINH GIẢNG ghi http://vn.news.yahoo.com/b-thi-t-m-cao-230900201.html
|