Tìm tin tức
Tìm mẫu VB
Dich vu Tu van doanh nghiep
Dich vu tranh tung bao chua bao ve
Dich vu giai quyet tranh chap noi bo
Dich vu soan tham tra van ban
Dich vu dai dien so huu tri tue
Dich vu lam chung cong chung
Dich vu dieu tra dan su
Dich vu dao tao tuyen truyen
Dich vu thue ke toan
THỐNG KÊ
 
Lập 3 trang web lừa đảo trên 7 tỉ đồng
Bỏ ra 100 triệu thuê một công ty lập trình 3 trang web gồm Vico24.com, Vicomart.com và Vicopay.vn, dàn lãnh đạo Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư công nghệ (CPTV & ĐTCN) Thăng Long đã tái diễn thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp trá hình bằng hình thức bán gian hàng ảo, chiếm đoạt trên 7 tỉ đồng của những người nhẹ dạ.
4:35, 12/06/2013










"Trong mỗi chúng ta đều có con đường làm giàu của riêng mình. Có khi nào bạn nghĩ rằng kiếm được 1 tỉ đồng trong vòng 1 năm. Hoài nghi về điều đó là hoàn toàn có thể. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mình đang mất phương hướng với sự nghiệp của bản thân và đang bỏ lỡ cơ hội phát triển sự nghiệp của mình? Vico24.com sẽ trả lời câu hỏi đó giúp bạn. Hãy đến Vico24 để chúng tôi giúp đỡ bạn trên con đường thành công…".

Đây là một phần trong nội dung quảng cáo về cơ hội làm giàu của Công ty CPTV & ĐTCN Thăng Long (trụ sở tại Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) từng khiến hàng trăm, hàng nghìn người ở các tỉnh  đổ xô tìm đến công ty vào thời điểm năm 2010 đến 2012 để thực hiện giấc mơ trở thành tỉ phú. Thế nhưng, nộp hàng chục triệu đồng cho công ty, chờ đợi 1 năm rồi 2 năm trôi qua, tiền tỉ chẳng thấy đâu mà chỉ thấy "tiền mất, tật mang".

Theo tố cáo của khách hàng, tháng 8/2010, Công ty CPTV & ĐTCN Thăng Long mở các hội thảo tại Bắc Giang và Lạng Sơn giới thiệu về chương trình thương mại điện tử của công ty. Trong các cuộc hội thảo này, khách hàng được công ty "rót mật" vào tai với những quảng cáo hết sức hấp dẫn rằng,  khách hàng khi mua một gian hàng trên mạng  sẽ được đăng ký làm thành viên của công ty và được hưởng các ưu đãi như học tin học miễn phí, mua thẻ điện thoại giá rẻ từ 7,5% trở lên, mua tất cả các mặt hàng trên mạng giảm giá từ 10-15%.

Không dừng lại ở đó, những thuyết trình viên trong các cuộc hội thảo còn nói rằng, thành viên của công ty còn được hưởng những ưu đãi không giới hạn khác, như đến năm 2012 khi đi mua hàng ở tất cả các siêu thị trên toàn quốc sẽ được giảm giá. Tuy nhiên, chốt lại các buổi hội thảo, thuyết trình viên nhấn mạnh đến một nội dung còn hấp dẫn hơn. Đó là nếu giới thiệu người khác tham gia cùng, thành viên của công ty sẽ được trích thưởng phần trăm theo hình thức đa cấp.

Theo đó, các mức giá mua gian hàng trên mạng được đưa ra đi liền với mức thưởng như sau: gian hàng 1 triệu đồng được thưởng 20%, 2 triệu đồng được thưởng 25%, 5 triệu đồng được thưởng 30% và 10 triệu đồng được thưởng 34%. Ngoài ra các thành viên sẽ được trích thưởng gián tiếp theo kiểu sơ đồ hình cây 2 nhánh.

Tang vật vụ án.

Với "chiến dịch" quảng cáo, hội thảo rầm rộ trên, hàng trăm khách hàng ở các tỉnh đã rủ nhau kéo tới trụ sở Công ty CPTV & ĐTCN Thăng Long tại Hà Nội để tìm kiếm cơ hội làm ăn và trở thành tỉ phú. Chỉ sau một thời gian ngắn, số thành viên này đã lôi kéo được thêm hàng nghìn người khác cùng tham gia mua gian hàng "ảo" trên mạng chỉ với mục đích được trích phần trăm trả thưởng.

Tuy nhiên đến tháng 8/2011, không thấy phía Công ty CPTV & ĐTCN Thăng Long chuyển đổi điểm thưởng thành tiền, khách hàng thắc mắc thì phía công ty đưa ra lý do đang liên kết với ngành du lịch "chạy" chương trình du lịch giá rẻ. Số điểm thưởng của khách hàng được chuyển sang chương trình này. Số tiền mà khách hàng phải nộp sẽ là 6,3 triệu đồng để tạo tài khoản và hình thức trả thưởng cũng giống như mua gian hàng trên mạng. Để tạo lòng tin thì phía công ty cũng tổ chức cho một số người đi những chuyến du lịch ngắn ngày trong nước. Tin rằng chương trình du lịch này có thật, nhiều người tiếp tục đóng tiền tham gia.

Đến tháng 8/2012, khi một loạt các công ty kinh doanh đa cấp núp bóng thương mại điện tử khác lần lượt bị sập, trong đó có  MB24, Tâm Mặt Trời… khách hàng linh tính đã bị Công ty Thăng Long lừa đảo liền kéo đến đòi tiền. Lúc đầu công ty đưa ra nhiều lý do để trì hoãn, sau đó thì ban lãnh đạo công ty đóng cửa và bỏ trốn.

Cuối năm 2012, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa đã bắt giữ được 3 thành viên chính trong ban lãnh đạo Công ty gồm Giám đốc Vũ Công Quỳnh (27 tuổi), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Vinh (28 tuổi) và Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi), cổ đông sáng lập phụ trách tài chính - kế toán. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 3 đối tượng trên về hành vi sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, theo điều 226b Bộ luật Hình sự.

Theo khai nhận của  Nguyễn Văn Vinh, để thực hiện kế hoạch lừa đảo, các đối tượng thuê một công ty tư nhân thiết kế, lập trình 3 trang web có tên miền là Vico24.com, Vicomart.com và Vicopay.vn với giá 100 triệu đồng. Sau khi nhận bàn giao 3 website nói trên, do trước đây là sinh viên công nghệ thông tin nên Vinh được phân công điều hành và quản lý 3 trang web.

Chức năng của các trang web như sau: Vico24.com là trang web cộng đồng để các thành viên đăng ảnh, bài và các bình luận, quản lý thành viên do mình giới thiệu, quản lý điểm thưởng. Vicomart.com là trang web đăng sản phẩm mà công ty đó liên kết, quản lý các gian hàng ảo và sản phẩm của thành viên, quản lý các đơn đặt hàng. Còn Vicopay.vn là trang web bán thẻ cào điện thoại, thanh toán hóa đơn mua hàng và quy đổi điểm thưởng thành tiền. Vinh có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các thông tin cá nhân, thông tin sản phẩm đã đăng, quản lý các gian hàng cá nhân đã thiết kế xong và quản lý các tin bài, hình ảnh, danh sách các khách hàng.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Vinh (ảnh dưới) dùng chứng nhận thương mại điện tử để lừa đảo.

Khách hàng sau khi mua gian hàng ảo sẽ được công ty cấp cho một thẻ có mã số để kích hoạt gian hàng. Khách đăng nhập vào Vico24.com, sau đó nhập mã số thẻ công ty đưa cho để kích hoạt, trang web sẽ có hướng dẫn khách hàng tự tạo gian hàng ảo trên website Vicomart.com để trở thành thành viên của công ty. Để phục vụ việc trả thưởng gián tiếp cho các thành viên theo kiểu đa cấp, các thành viên sẽ được sắp xếp theo sơ đồ hình cây. Quá trình sắp xếp này do website tự động thao tác theo lập trình. Vinh có trách nhiệm theo dõi và giám sát việc sắp xếp này.

Trong thời gian hoạt động, Công ty CPTV &  ĐTCN Thăng Long đã bán được 4.000 gian hàng ảo, thu về số tiền trên 6 tỉ đồng và bán 300 thẻ thành viên chương trình du lịch giá rẻ, chiếm đoạt trên 1 tỉ đồng. Tổng số tiền này được các đối tượng thu của khách qua nhiều tài khoản mở tại nhiều ngân hàng khác nhau. Một phần tiền được dùng để thuê trụ sở công ty, trả lương nhân viên, trích trả thưởng cho khách hàng. Còn lại Quỳnh, Vinh và Hoàng chiếm đoạt, chi tiêu cá nhân.

Để tiếp tục làm rõ hành vi lừa đảo của Công ty CPTV & ĐTCN Thăng Long, vừa qua, hồ sơ vụ án đã được Công an quận Đống Đa chuyển tới Cơ quan CSĐT (PC46) Công an Hà Nội. Đề nghị những người bị hại liên hệ Đội 10 PC46 để giải quyết. Điện thoại 04.39396251.

Một số vụ lợi dụng thương mại điện tử, sử dụng mạng Internet giả hình thức kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị triệt phá

- Đầu năm 2012, Công an Hà Nội đã khám phá vụ lừa đảo sử dụng hình thức Internet giả kinh doanh đa cấp xảy ra tại Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á (Công ty Holiday) có trụ sở thuê ở tầng 2 tòa nhà Lilama10 (đường Lê Văn Lương kéo dài thuộc xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội), tự giới thiệu thuộc Tập đoàn Diamond Holiday Travel (viết tắt là DHT), có trụ sở chính tại Mỹ và chi nhánh tại Hồng Kông, Việt Nam.

Dưới hình thức kinh doanh du lịch, người muốn gia nhập làm hội viên của Diamond Holiday cần phải đóng 371,4 USD, tương đương 8 triệu đồng thực hiện "gói dịch vụ đặt phòng" đi du lịch tại các khách sạn 3-5 sao trên phạm vi toàn cầu. Chế độ "thưởng" được đặt ra tương đối lớn nhằm lôi kéo người tham gia. Tuy nhiên, số tiền thưởng là tiền "ảo", bởi người được thưởng không thể rút tiền ra từ những "ví điện tử" này.

Theo kết quả điều tra, các bị can này đã lừa đảo khoảng 87.000 bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong một thời gian dài, kiếm chác số tiền hơn 678 tỉ đồng.

Các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo bị bắt giữ.

- Tháng 5/2012, Công an Hà Nội triệt phá Tập đoàn  Muaban24.com (MB24) núp bóng sàn giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh các gian hàng "ảo" trên mạng để lừa đảo. Khi tham gia hệ thống, mỗi hội viên phải nộp số tiền 5,2 triệu đồng mua một gian hàng ảo trên MB24. Khi mời được nhiều người mới tham gia dưới mình, hội viên sẽ được hưởng lợi nhuận và được phong các chức danh khác nhau nhằm kích thích các hội viên thu hút thêm nhiều người cùng tham gia, thành lập từ năm 2011 nhưng chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, MB24 đã thu hút được hơn 136.000 hội viên tham gia, phát triển được 52 chi nhánh ở 33 tỉnh, thành phố với hàng nghìn gian hàng "ảo" trên mạng. Tổng số tiền mà MB24 chiếm đoạt khoảng 500 tỉ đồng.

- Tháng 10/2012, Bộ Công an "đánh sập" 2 tập đoàn  lừa đảo bán hàng đa cấp núp bóng thương mại điện tử là Tâm Mặt Trời và Cộng Đồng Việt. Với "chiêu bài" kinh doanh gian hàng điện tử giá 6 triệu đồng, Tâm Mặt Trời đã lừa được trên 40.000 người ở 33 tỉnh, thành trên toàn quốc tham gia, chiếm đoạt trên 130 tỉ đồng. Còn Cộng Đồng Việt  lừa đảo tinh vi thông qua chiêu thức huy động vốn đa cấp qua mạng Internet.

Theo đó mỗi người dân góp vốn vào được công ty hứa hẹn sẽ chi trả gấp 3 (cả gốc lẫn lãi) sau nửa năm. Khi thành viên lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ được trích thưởng bằng tiền và nhiều hiện vật có giá trị. Những ngày đầu khi góp vốn, Cộng Đồng Việt chi trả lãi suất, bằng 1/4 hoặc 1/3 số tiền thành viên góp vốn để tạo lòng tin, nhằm cho họ tưởng thật mà lôi kéo những người khác tham gia. Vì hám lợi, đã có ít nhất gần 100.000 người ở các tỉnh, thành trên toàn quốc mắc bẫy  với tổng số tiền chiếm đoạt ước tính 400 tỉ đồng.

H.V.


  H.V. (huongvucand@yahoo.com)
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosointepol/2013/6/80845.cand
(Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/)
Các tin khác:
Hướng dẫn chi tiết sử dụng Microsoft Outlook 2007 (2/4/2013)
Hacker Trung Quốc đánh cắp dữ liệu VN (27/3/2013)
Internet sẽ thành… vũ khí giết người vào năm 2014? (24/12/2012)
Án phạt nghiêm cho tội phạm mạng, công nghệ cao (9/10/2012)
Nobel Vật lý mở hi vọng về siêu máy tính (9/10/2012)
Esc - phím quan trọng nhất trên bàn phím (8/10/2012)
8 điều không nên làm khi sử dụng máy tính (30/11/2011)
7 cách để mở file DOCX khi không có Office 2007 (11/10/2011)
Quảng bá công ty ra toàn thế giới qua Google Places (6/6/2010)
VietOCR 1.5: Nhận dạng ký tự tiếng Việt “chuẩn không cần chỉnh” (28/4/2010)
Chuyển đổi file .docx sang file .doc (9/4/2010)
Giải Pháp Backup và Restore cho Outlook Express (28/1/2010)
Thiết lập Windows định kỳ bảo trì hệ thống (22/1/2010)
Kinh nghiệm xử lý lỗi ”Máy tính tự khởi động lại” (22/1/2010)
Tắt tính năng SCANDISK/CHECKDISK (22/1/2010)
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
HÌNH ẢNH MỚI NHẤT
VĂN BẢN ĐƯỢC QUAN TÂM
 LAW ON ENTERPRISES 2020 - Luật doanh nghiệp 2020 tiếng Anh
 LAW ON PUBLIC EMPLOYEES No. 58/2010/QH12 - This Law provides for public employees: rights and obligations of public employees; and recruitment, employment and management of public employees in public non-business units.
 LAW AMENDMENTS TO TAX LAWS No. 71/2014/QH13
 LAW ON INVESTMENT No. 67/2014/QH13 - This Law deals with business investments in Vietnam and outward business investments.
tra cuu van ban.com
Danh bạ luật sư
O ma ba thu_Phai
VCOP phải
Thu no sealaw
Tư vấn HIV 18001521
sealaw.vn
Phu & luat su
www.masterbrand.com.vn/
Thiết kế 2009 - LUẬT SƯ ĐÔNG NAM Á |SEALAW| www.sealaw.vn | www.dichvuthuno.com | www.tracuuvanban.com | www.vcop.vn
Địa chỉ : 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội | Email: luatsudongnama@yahoo.com.vn / ĐK: 01030256/TP/DKHD
Điệnn thoại: 024.35656858 / 024.22178898 - Fax: 024.35656858 - Hotline: 090 2278899 - 0912 717969
luat su dong nam a, luat su viet nam, luat su tu van, Search Engine Optimization | luatsudongnama