Sau khi thực hiện xong thủ tục hợp nhất, Công ty A sẽ chấp dứt hoạt động, các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty A sẽ được chuyển giao cho Công ty B (Căn cứ Khoản 1 Điều 194 Khoản 5 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014
Tài khoản thanh toán và khoản vay của Công ty A tại Ngân hàng sẽ được xử lý như sau:
- Đối với tài khoản giao dịch của Công ty A tại Ngân hàng:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung). Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản trong trường hợp này được xử lý theo thỏa thuận của Ngân hàng với Công ty A hoặc theo quy định của pháp luật đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp. Thực tế quá trình hợp nhất doanh nghiệp đã hoàn thành, Công ty A đã chấm dứt hoạt động, việc yêu cầu xử lý số dư tài khoản sau khi đóng sẽ do Công ty B thực hiện.
- Về pháp lý, các tài khoản thanh toán của Công ty A sẽ bị đóng và phải xử lý số dư còn lại sau khi đóng tài khoản, Công ty B sẽ mở tài khoản thanh toán mới. Việc mở tài khoản của Công ty B phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng về mở và sử dụng tài khoản cho tổ chức là pháp nhân.
- Đối với các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay còn hiệu lực thi hành:
Về nguyên tắc, trường hợp hợp nhất doanh nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ dẫn đến việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ từ Công ty A sang Công ty B. Việc này được thể hiện thông qua việc ký kết các Phụ lục/Hợp đồng sửa đổi bổ sung các hợp đồng đã ký.
Sau khi hợp nhất, Bên vay vốn được xác định là Công ty B (phải là pháp nhân mới, không phải là Chi nhánh của pháp nhân mới). Tương tự, nếu trước hợp nhất Bên bảo đảm là Công ty A thì sau hợp nhất, Bên bảo đảm là Công ty B.
Nguyen Thi Nhien (Ms.)
Mobile: 0985 263 769
Tư vấn pháp lý, công chứng
|