1. Thời điểm ban bố lệnh giới nghiêm
Luật Quốc phòng 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) đã quy định cụ thể về thời điểm ban bố và biện pháp áp dụng khi có lệnh giới nghiêm như sau:
-
Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến
phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
+ Cấm tụ tập đông người;
+ Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
+ Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
+
Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý,
phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
+ Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
2. Những thông tin được xem là có nội dung tuyên truyền chống nhà nước
Luật an ninh mạng 2018 đã quy định cụ thể những thông tin nào được xem là có nội dung tuyên truyền chống nhà nước trên không gian mạng bao gồm:
- Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
- Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
- Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Ngoài ra:
Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
-
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động
vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Kêu
gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây
mất ổn định về an ninh, trật tự.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
- Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
-
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác.
Luật an ninh mạng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
3. Luật tố cáo 2018: Cho phép rút tố cáo
Đây là một điểm mới tại Luật tố cáo 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2019) so với quy định tại Luật tố cáo 2011. Theo đó:
Người
tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố
cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo (Việc
rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản).
Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết.
Ngoài ra, Luật mới cũng quy định theo hướng rút gọn trình tự giải quyết tố cáo.
Tại Điều 28, trình tự giải quyết tố cáo được rút gọn lại chỉ còn 04 bước, thay vì 05 bước như quy định trước đây.
04
bước này bao gồm: Thụ lý tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội
dung tố cáo; Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố
cáo; bỏ bước Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành
vi vi phạm bị tố cáo của Luật Tố cáo 2011.
4. Cụ thể hóa mức xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong Luật
Luật cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 quy định:
-
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh
tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên
quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.
Mức
phạt nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá
nhân có cùng hành vi thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt
tiền tối đa đối với tổ chức.
5. Bổ sung hành vi bị cấm trong thể dục, thể thao
Đây là một trong những điểm mới nhất của Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018.
Theo
đó, bổ sung hành vi “Tổ chức đặt cược thể thao trái phép, đặt cược thể
thao trái phép” vào danh sách những hành vi bị cấm trong hoạt động thể
dục thể thao.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định về thẩm quyền ban hành luật thi đấu của môn thể thao như sau:
-
Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia quyết định ban hành luật thi đấu
của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao
do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.
- Trường hợp chưa thành
lập liên đoàn thể thao quốc gia, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL quyết định
ban hành luật thi đấu của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi
đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.
Luật Thể dục, thể thao sửa đổi năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
6. Quy định về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia lần đầu được luật định
Luật đo đạc và bản đồ 2018
(có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2019) đã được xây dựng với nhiều
điểm mới, mang tính đột phá về chính sách trong lĩnh vực đo đạc và bản
đồ.
Trong đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia lần đầu tiên được luật định.
Cụ thể, nội dung xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm:
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
-
Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện
chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu
không gian địa lý quốc gia;
- Lựa chọn và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
- Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;
- Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.
7. Một số nội dung sửa đổi của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch
Các
luật liên quan được sửa đổi bao gồm: Luật An toàn thực phẩm; Luật Công
chứng; Luật Dược; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Điện lực; Luật Hóa
chất; Luật Khoa học và công nghệ; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Trẻ em.
Theo đó, một số điểm mới của Luật An toàn thực phẩm như:
- Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm;
- Ban hành chính sách phát triển chợ, siêu thị;
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị….
-
Luật Công chứng được sửa đổi, bổ sung một số điều như: Không còn quy
định về việc yêu cầu văn phòng công chứng phải xin UBND tỉnh xem xét
quyết định cho phép đổi trụ sở sang tỉnh/thành phố khác nơi đăng ký ban
đầu.
- Luật đầu tư công được sửa đổi, bổ sung một số điều như: bổ
sung việc “Đầu tư lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và
điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch” vào Lĩnh
vực đầu tư công.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2019. |