Thí nghiệm ban đầu của nhóm Rensink có sự tham gia của một robot dùng bàn cầu cơ. Những người tham gia được thông báo là có một người nữa ở phòng khác đang cùng chơi với họ thông qua điện thoại còn robot sẽ thực hiện những chuyển động của người đó. Nhưng thực tế thì người được nói ở phòng khác kia chỉ là trò bịp, để khiến những người tham gia nghĩ mình không bị điều khiển. Họ được hỏi một loạt những câu hỏi trả lời đúng – sai dựa trên sự thật và phải dùng bàn cầu cơ để trả lời. Và kết quả đã gây ngạc nhiên lớn: Khi những người tham gia được hỏi và trả lời trực tiếp thì họ đã đoán với mọi khả năng và đúng được 50%, đúng với kết quả bình thường. Nhưng khi dùng bàn cầu cơ, họ tin rằng đáp án được thế lực bên ngoài nhắc cho, thì kết quả đúng lên đến 65%. Fels nhớ lại lúc đó: "Thật sự khó tin khi họ trả lời những câu hỏi với chiếc bảng tốt hơn hẳn khi họ làm hết khả năng của mình để trả lời trước đó. Chúng tôi đều cảm thấy quá kỳ lạ vì làm sao họ làm tốt hơn hẳn như thế được? Nó kì lạ đến mức chúng tôi không dám tin". Ông cũng giải thích thêm, điều này có nghĩa tiềm thức con người còn thông minh hơn chúng ta biết. Còn về robot, không may là nó quá nhạy với những thí nghiệm chuyên sâu như này, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn ấp ủ một thí nghiệm với bàn cầu cơ nữa. Lần này, thay vì dùng robot thì họ để một người thật cùng tham gia vào trò chơi. Nhưng người tham gia sẽ bị bịt mắt, còn những người thật kia sẽ lén bỏ tay ra khỏi mũi tên chỉ đường trên bàn cầu cơ. Điều này sẽ khiến cho người tham gia nghĩ rằng, không phải một mình cô ấy/anh ấy đang chơi và phản ứng tự động mà các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm sẽ xuất hiện, vẫn đảm bảo câu trả lời chỉ từ phía người tham gia. Rensink nói: “Có người còn than phiền tại sao người kia lại di chuyển mũi tên như thế. Đó là dấu hiệu tốt chỉ ra rằng chúng tôi đã đạt được trạng thái con người bị thuyết phục là có một ai đó khác ở đó.” Kết quả của họ trùng với kết quả từ robot trước đó, rằng người ta không hề nghĩ chính mình là người trả lời câu hỏi. Nhóm nhà nghiên cứu đã thông báo kết quả này trên Ý thức và Nhận thức số tháng 2/2012. Những thí nghiệm của UBC cũng cho thấy bàn cầu cơ có thể là công cụ hữu hiệu để điều tra chặt chẽ chuyển biến của suy nghĩ trong tiềm thức. Fels giải thích rằng: “Hiện tại chúng tôi có giả thuyết cho việc này. Bàn cầu cơ có thể là công cụ tiếp cận với những kiến thức mà chính con người ta khi tỉnh táo lại không biết đến. Giờ đây, chúng ta có thể dùng nó để hỏi những kiểu câu hỏi khác.” Những câu hỏi này bao gồm cả tiềm thức con người biết được cái gì và đến mức nào, nó học được nhanh đến mức nào, cách ghi nhớ và tự tiêu khiển, nếu có. Điều này mở ra nhiều con đường để nghiên cứu – ví dụ như liệu có thể có nhiều cách xử lí thông tin, và cách xử lí nào thì bị ảnh hưởng bởi các bệnh về thần kinh, như Alzheimer? Rensink giả thuyết rằng nếu những bệnh đó có ảnh hưởng đến tiềm thức, thì những số liệu của căn bệnh sẽ hiện ra khi dùng bàn cầu cơ, có thể từ trước khi nó chuyển biến thành những suy nghĩ lúc tỉnh táo. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng khai thác những kết quả để hình thành nghiên cứu thứ 2 và dự thảo việc sử dụng bàn cầu cơ làm công cụ chính. Tuy nhiên, họ đang gặp một vấn đề - nguồn vốn cho dự án. Rensink cho biết: “Các nhà đầu tư trước không muốn đầu tư thêm, vì có vẻ nó đã đi quá xa rồi.”Những gì họ đã làm được đều là do tình nguyện và chính Rensink phải trả tri phí cho nó. Và họ đang cố tìm nhà đầu tư để giải quyết vấn đề. Dù không thành công thì họ cũng chứng minh được lời quảng cáo ban đầu: Bàn câu cơ đúng là sợi dây kết nối giữa cái thực (đã biết) và ảo (chưa biết). Chỉ là cái ảo kia không phải cái người ta nghĩ đến ban đầu.
|