Tìm tin tức
Tìm mẫu VB
Dich vu Tu van doanh nghiep
Dich vu tranh tung bao chua bao ve
Dich vu giai quyet tranh chap noi bo
Dich vu soan tham tra van ban
Dich vu dai dien so huu tri tue
Dich vu lam chung cong chung
Dich vu dieu tra dan su
Dich vu dao tao tuyen truyen
Dich vu thue ke toan
THỐNG KÊ
 
Chuyện lạ: Thạc sĩ, cử nhân... đi học trung cấp
Hiện nay do tình trạng thất nghiệp tăng, không ít người đã có bằng cử nhân, thạc sĩ quay lại học trung cấp nhằm tăng cơ hội kiếm được việc làm.


Quy trình ngược Nguyễn Khánh Trung từng tốt nghiệp chuyên ngành văn học Trung Quốc (chương trình liên kết giữa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với Trường ĐH An Huy, Trung Quốc), sau đó tiếp tục lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành này tại Trường ĐH Vũ Hán. Sau một thời gian làm giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trung tiếp tục làm việc ở nhiều nghề khác để lấy kinh nghiệm. Và bây giờ, Trung đang là học sinh năm nhất của một trường trung cấp nghề.
Ở ta, người sử dụng lao động cũng đang dần tiến đến việc sử dụng lao

động đúng mục đích chứ không câu nệ bằng cấp nữa. Do đó, nhiều cử nhân

ra trường không kiếm được việc làm, đã đi học TCCN, trung cấp nghề để

tăng cơ hội

    Tiến sĩ Phạm Như Nghệ Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT
Trung cho biết lý do học trường nghề như sau: “Khi đã có bằng thạc sĩ, đi dạy, đi làm nhiều nơi, em nhận ra mình còn thiếu một cái gì đó để có thể thực hiện được sở thích cá nhân, đồng thời để ổn định lâu dài cho tương lai”. Trung giải thích thêm: “Trước đây em rất thích du lịch và ẩm thực nhưng do gia đình đa số làm giáo viên nên em đã thi sư phạm, rồi theo đà cứ học tiếp lên cao. Bây giờ em quyết định học ngành quản trị bếp và ẩm thực, với mục đích học xong có kiến thức để mở một nhà hàng ẩm thực gồm món ăn Việt lẫn Hoa”. T.T.H.T là người đã sở hữu 2 bằng ĐH (cử nhân kinh tế Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cử nhân Anh văn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) đồng thời đã có bằng thạc sĩ kinh tế, nay lại đang học trung cấp ngành y sĩ. “Hiện mình đang đi làm, nhưng vẫn muốn tiếp tục học vì yêu thích ngành này, mong muốn học xong có thể hỗ trợ thêm cho công việc của gia đình” - H.T nói. Đỗ Xuân Trường có trong tay hai bằng cử nhân công nghệ cơ khí Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và tài chính ngân hàng Trường ĐH Lạc Hồng, cũng đang theo học trung cấp công nghệ thông tin. Nhiều cử nhân khác như Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đình Phi, Hồ Ngọc Nghĩa... đang học trung cấp y sĩ và dược sĩ.
 Thạc sĩ, cử nhân... đi học trung cấp
Chương trình đào tạo trung cấp có tới 50-70%

thời lượng là thực hành khiến nhiều người dù có bằng thạc sĩ vẫn theo

học để có kỹ năng nghề nghiệp - Ảnh: M.Q

Học làm thợ để thêm cơ hội H.T chia sẻ: “Dù bằng thạc sĩ, cử nhân của mình đều thuộc loại khá trở lên nhưng vì các bậc học này đào tạo theo hướng hàn lâm nên nhiều môn học xong không áp dụng được vào thực tế”. T. quan niệm học để làm việc chứ không phải để lấy bằng cấp cho nên muốn học càng nhiều càng tốt. “Nếu bạn có một kiến thức lý thuyết tốt ở ĐH, cao học cộng với khả năng thực hành tốt ở trung cấp thì bạn có rất nhiều cơ hội làm việc và rất dễ thành công”, T. khẳng định. T. cũng cho rằng xã hội đang cần một lực lượng lao động có tay nghề, làm được việc, tư duy thiết thực. Đó là lý do vì sao không ít cử nhân, thạc sĩ như H.T vẫn học trung cấp với mục đích tăng cơ hội việc làm cho mình. Khánh Trung thì nhận thấy nhiều cử nhân hiện nay ra trường thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng - phải làm việc được ngay - nên phải đi học thêm kỹ năng nghề nghiệp.
 Nhiều người tốt nghiệp ĐH không có việc làm
Theo

khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường

lao động TP.HCM thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, từ năm 2009 đến 2012, tại

TP.HCM mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên không thể kiếm được việc hoặc

phải chuyển sang làm những công việc trái ngành, thấp hơn trình độ đào

tạo.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ có khoảng 40-50% học

sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Năm 2012, hơn 1.400 cử nhân sư phạm tại TP.HCM không tìm được chỗ dạy

tại các trường công sau đợt tuyển dụng giáo viên.

Theo

khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường

lao động TP.HCM thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, từ năm 2009 đến 2012, tại

TP.HCM mỗi năm có khoảng 2.000 sinh viên không thể kiếm được việc hoặc

phải chuyển sang làm những công việc trái ngành, thấp hơn trình độ đào

tạo.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ có khoảng 40-50% học

sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Năm 2012, hơn 1.400 cử nhân sư phạm tại TP.HCM không tìm được chỗ dạy

tại các trường công sau đợt tuyển dụng giáo viên.

“Một số bạn của em tốt nghiệp ĐH, cao học cũng đăng ký học trung cấp để có thêm kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho công việc kinh doanh mà họ đang làm”, Trung cho biết.
Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nhìn nhận: “Thực ra mỗi bậc học có một mục tiêu đào tạo khác nhau. Thạc sĩ, cử nhân theo hướng hàn lâm để người học có tư duy nghiên cứu, sáng tạo; còn trung cấp thì thiên về kỹ năng thực hành. Việc tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở Úc và một số nước khác khó kiếm việc hơn người học nghề là chuyện thường. Ở ta, người sử dụng lao động cũng đang dần tiến đến việc sử dụng lao động đúng mục đích chứ không câu nệ bằng cấp nữa. Do đó, nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, đã đi học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để tăng cơ hội”.
Chương trình học chưa đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng ?
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt thông tin, có nhiều sinh viên đang học ĐH ngành quản trị kinh doanh nhưng lại theo học lớp ngắn hạn về thư ký hành chính. Cũng có người tốt nghiệp quản trị kinh doanh vẫn đi học thêm trung cấp kế toán vì nhiều nhà tuyển dụng cho rằng bằng ĐH chưa thể hiện cụ thể nghề nghiệp, họ yêu cầu có thêm một chứng chỉ hay bằng cấp nghề để xác định được kỹ năng của ứng viên. Ông Thành cho rằng thực trạng trên cũng phản ánh chương trình đào tạo bậc ĐH hiện nay chưa sát với nhu cầu thực tế. Sinh viên bắt buộc phải học tuần tự các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành rồi mới đến chuyên ngành. Trong khi có nhiều chuyên môn có thể đi tắt để giúp sinh viên chuyên sâu hơn, đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng, hạn chế được nguy cơ thất nghiệp.
Thị trường lao động hiện cần những người có tay nghề cụ thể nên nhiều cử nhân thất nghiệp buộc phải nghĩ cách tìm cho mình một chuyên môn nào ngắn nhất để kiếm việc.
 Ý kiến: Chuyển đổi để phù hợp với thực tế
“Nhiều

bạn trẻ tốt nghiệp rồi mới phát hiện mình không phù hợp với ngành đã

học hoặc ngành đó không phù hợp với thực tế nên phải quay lại từ đầu.

Mặc dù đáng tiếc vì lãng phí thời gian, tiền bạc, nhưng nếu làm lại từ

đầu mà tốt hơn, thì cũng đáng khuyến khích.

Xã hội có nhiều biến động,

bắt buộc người học khi ra thị trường lao động phải có sự thích nghi hoặc

chuyển đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cá nhân cũng như yêu cầu

của nhà tuyển dụng”.

Tiến sĩ NGUYỄN TIẾN DŨNG Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Không định hướng nghề nghiệp tốt “Có

thực trạng này là do ngay từ đầu, một số bạn không định hướng được

ngành học, bậc học mình chọn có phù hợp với bản thân hay không. Thứ hai

là yêu cầu của thực tế đòi hỏi bạn phải học thêm để tăng thêm cơ hội

công việc cho mình. Thứ ba là bạn trẻ muốn cùng lúc làm được nhiều việc,

hoặc công việc này hỗ trợ cho công việc kia”. Tiến sĩ TRẦN MẠNH THÀNH Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt Học trung cấp mà tay nghề giỏi thì có khi dễ xin việc hơn

Sở

dĩ thạc sĩ, cử nhân đi học lại trung cấp, theo tôi nguyên nhân là trước

đây, một phần trong số đó theo đuổi những cái mà họ thích, họ mong muốn

nhưng khi tốt nghiệp đi làm, thì họ phải làm cái mà xã hội cần, doanh

nghiệp cần chứ không phải cái họ có. Do đó họ phải bổ sung những gì

thiếu hụt hoặc một kiến thức mới hoàn toàn. Doanh nghiệp bỏ tiền ra trả

lương cho người trước hết là phải làm được việc, chưa quan trọng bạn có

bằng gì. Học trung cấp mà tay nghề giỏi thì thời điểm này có khi dễ xin

việc hơn là cử nhân, thạc sĩ.

Ông Đào Trọng Nhân Giám đốc Công ty truyền thông và giải trí Sao Thủy

Theo Thanh Niên
http://vn.news.yahoo.com
(Nguồn: http://vn.news.yahoo.com)
Các tin khác:
15 dấu hiệu sớm ung thư thường bị bỏ qua (16/5/2013)
Huyền bí Vân Kiều - Kỳ 1: Chiếc lá tránh thai (9/5/2013)
Cựu dị nhân ”đuổi mưa” nói về tân dị nhân ”hô mưa” (2/4/2013)
Có nên dành ngày 8/3 cho Phụ nữ !!! (13/3/2013)
Rợn người dính bệnh từ bàn nhậu đến bàn chân (11/3/2013)
’Túi phát nổ’ bốc mùi hôi thối (24/1/2013)
Nguy cơ nhiễm độc trong văn phòng (16/1/2013)
Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên (26/12/2012)
Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa (25/12/2012)
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
HÌNH ẢNH MỚI NHẤT
VĂN BẢN ĐƯỢC QUAN TÂM
 LAW ON ENTERPRISES 2020 - Luật doanh nghiệp 2020 tiếng Anh
 LAW ON PUBLIC EMPLOYEES No. 58/2010/QH12 - This Law provides for public employees: rights and obligations of public employees; and recruitment, employment and management of public employees in public non-business units.
 LAW AMENDMENTS TO TAX LAWS No. 71/2014/QH13
 LAW ON INVESTMENT No. 67/2014/QH13 - This Law deals with business investments in Vietnam and outward business investments.
tra cuu van ban.com
Danh bạ luật sư
O ma ba thu_Phai
VCOP phải
Thu no sealaw
Tư vấn HIV 18001521
sealaw.vn
Phu & luat su
www.masterbrand.com.vn/
Thiết kế 2009 - LUẬT SƯ ĐÔNG NAM Á |SEALAW| www.sealaw.vn | www.dichvuthuno.com | www.tracuuvanban.com | www.vcop.vn
Địa chỉ : 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội | Email: luatsudongnama@yahoo.com.vn / ĐK: 01030256/TP/DKHD
Điệnn thoại: 024.35656858 / 024.22178898 - Fax: 024.35656858 - Hotline: 090 2278899 - 0912 717969
luat su dong nam a, luat su viet nam, luat su tu van, Search Engine Optimization | luatsudongnama