Tìm tin tức
Tìm mẫu VB
Dich vu Tu van doanh nghiep
Dich vu tranh tung bao chua bao ve
Dich vu giai quyet tranh chap noi bo
Dich vu soan tham tra van ban
Dich vu dai dien so huu tri tue
Dich vu lam chung cong chung
Dich vu dieu tra dan su
Dich vu dao tao tuyen truyen
Dich vu thue ke toan
THỐNG KÊ
 
Tư vấn cách tiếp xúc cử tri và lập, trình bày chương trình hành động khi ứng cử HĐND, Đại biểu Quốc hội
Tư vấn cách tiếp xúc cử tri và lập, trình bày chương trình hành động khi ứng cử HĐND, Đại biểu Quốc hội

ĐỀ CƯƠNG

Hướng dẫn Đại biểu HĐND viết Chương trình hành động và

trình bày trước cử tri để vận động bầu cử


 

Tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định thành công đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, là hoạt động gặp gỡ tiếp xúc cử tri trực tiếp để báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình, nhằm thực hiện trách nhiệm của đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và trao đổi vấn đề mà cử tri quan tâm. Đây cũng là dịp để cử tri đánh giá thực chất năng lực, trình độ của mỗi ứng cử viên, qua đó quyết định lựa chọn.

Để giúp cho ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh, huyện xã nắm được các yêu cầu khi viết Chương trình hành động và trình bày trước cử tri để vận động bầu cử chúng ta cần quan tâm đi sâu tìm hiểu các nội dung như sau: 

I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:

1. Xây dựng Chương trình hành động:

 Từng ứng cử viên phải tự xây dựng Chương trình hành động của mình. Để Chương trình mang tính thuyết phục cao, được cử tri chấp nhận, phản ánh đúng tình hình thực tế của địa phương, mong mỏi của cử tri.

Xây dựng Chương trình có các bước sau:

Tiếp thu trả lời câu hỏi của cử tri


 

                                                                                   4

Đại biểu HĐND

 

Ứng cử viên đại biểu HĐND

 

Trình bày chương trình hành động trước cử tri

 

Thu thập thông tin, phân tích tác nhân ảnh hưởng tìm vấn đề quan trọng

 

Viết chương trình hành động

                                                                                                                                                                          3                                                                                                                                                                                                                2                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               1                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

2. Thu thập thông tin và phân tích tác nhân ảnh hưởng:

Để có Chương trình hành động thuyết phục, góp phần đạt mục tiêu trúng cử, ứng cử viên cần thu thập và tìm hiểu thông tin, để tìm được vấn đề quan trọng, những bức xúc của cử tri, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các ý kiến đề xuất những giải pháp có thể.

- Những thông tin cần thu thập đó là:

Tình hình chung của địa phương, nơi ứng cử viên tiếp xúc cử tri bao gồm (kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, các nhu cầu cấp bách của cuộc sống…);

  • Các vấn đề cộng đồng bức xúc hiện nay là gì ?
  • Các vấn đề đang được giải quyết như thế nào ?
  • Số lượng, thành phần, trình độ, giới tính của cử tri trong khu vực bầu cử;
  • Nhóm cử tri nào đông nhất, có ảnh hưởng nhiều đến ứng cử viên;
  • Các nhu cầu, mong muốn và đề xuất của cử tri.

3. Nguồn thu thập thông tin:

Nguồn thu thập thông tin có thể lấy từ văn kiện, báo cáo, tài liệu của cơ quan Đảng Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở địa phương; các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Phân tích tác nhân ảnh hưởng:

Để tỉ lệ người ủng hộ bỏ phiếu tín nhiệm cho mình đạt cao, ứng cử viên cần phấn tích tác nhân ảnh hưởng để có hướng tiếp cận tiếp xúc.

Ứng cử viên HĐND

 

            Nhóm cử tri lãnh đạo                Nhóm cử tri là Hội phụ nữ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Nhóm cử tri Hội Nông dân

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Nhóm cử tri  cựu chiến binh                                                                                                                                                                                                                                                                 Nhóm cử tri là CNVC


 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

Trên cơ sở 05 nhóm trên, ứng cử viên xác định mình thuộc nhóm nào là tác nhân ảnh hưởng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc trúng cử và để tìm hiểu, xác định nhu cầu, mong muốn, đề xuất của họ.

 Ứng cử viên cần lập bảng tổng hợp lựa chọn vấn đề quan trọng.

Tác nhân ảnh hưởng

Sự ảnh hưởng tác động

Các vấn đế quan trọng cử tri

quan tâm

Khả năng ứng cử viên có thể

 làm được

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên cơ sở bảng tổng hợp này, ứng cử viên sẽ đưa vào bảng chương trình hành động của mình sẽ mang tính thuyết phục cao.   

II. BỐ CỤC, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Mục tiêu của ứng cử viên là xây dựng một bản Chương trình hành động mang tính thuyết phục tạo được sự tin tưởng của cử tri để họ bỏ phiếu cho mình. Đồng thời ứng cử viên cũng thể hiện là người hiểu biết về những vấn đề của địa phương và của cử tri, có khả năng đại diện cho cử tri đề xuất tham gia giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm, thông qua bản Chương trình hành động được trình bày trong các cuộc tiếp xúc cử tri.

1. Bố cục của bản Chương trình gồm có:

- Phần Mở đầu;

- Phần Nội dung;

- Phần kết luận.

2. Nội dung của bàn chương trình:

* Phần Mở đầu:

- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình; Vị trí, chức danh chuyên môn của bản thân;

- Thể hiện hiểu biết về trách nhiệm của một đại biểu HĐND và mong muốn trở thành đại biểu HĐND.

* Phần Nội dung:

- Một vài nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, lĩnh vực chuyên môn của ứng cử viên;

- Thể hiện hiểu biết những vấn đề quan trọng mà cử tri cần quan tâm, mong muốn và đề xuất;

- Đưa ra một số giải pháp mà khả năng mình có thể tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của cử tri.

* Phần Kết luận:

Hứa hẹn những việc mà mình có thể làm được và phản ánh trung thực nguyện vọng của cử tri, cũng như đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

- Nêu lên tình cảm và trách nhiệm của bản thân đối với cử tri;

- Bày tỏ mong muốn được cử tri ủng hộ;

- Cảm ơn các cử tri đã lắng nghe, cảm ơn cơ quan MTTQ đã tổ chức cuộc gặp gở tiếp xúc này.

III. KỸ NĂNG TRÌNH BÀY CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Trình bày là hình thức giao tiếp giữa 01 người với một người hoặc 01 người với nhiều người để cung cấp thông tin.

Đây là cơ hội duy nhất để ứng cử viên thể hiện mình trước đông đảo cử tri (Lưu ý: Chúng ta không có cơ hội lần thứ hai)

Do đó ứng cử viên cần lưu ý một số nội dung sau:

1.  Tìm hiểu người nghe: (cử tri nơi tiếp xúc) bao gồm:

+ Đại biểu cử tri;

+ Lãnh đạo đại diện các tổ chức, cơ quan;

+ Thành phần xã hội như: Nam, nữ, già, trẻ, công nhân, doanh nhân, trí thức…

Họ trông đợi điều gì ở ứng cử viên; những vấn đề gì quan trọng đối với họ;

(Có thể trước khi vào cuộc họp ứng cử viên đi đến cử tri vui vẽ hỏi thăm tình hình đời sống, tình hình của địa phương về điện, đường, trường trạm… để nắm tình hình).

2. Tìm hiểu lịch trình buổi tiếp xúc:

- Thời gian buổi tiếp xúc;

- Thời gian trình bày của mình; thời gian tiếp thu câu hỏi;

- Những ứng cử viên khác là ai;

- Thứ tự trình bày (anh được xếp thứ mấy);

- Địa điểm, phương tiện hỗ trợ trình bày;

+ Phòng tiếp xúc xử tri to hay nhỏ; có âm thanh không ?

+ Vị trí đứng hay ngồi, trên bục hay dưới sàn phòng họp;

+ Nói to hay nhỏ…

Dự đoán trước các câu hỏi này giúp cho ứng cử viên chủ động hơn trong buổi tiếp xúc; qua trình bày cũng tự tin hơn.

(Nếu có điều kiện dùng máy ghi âm về nhà nghe lại để bổ sung về lời nói, ngữ điệu, âm lượng, tốc độ nói…Tắt máy điện thoại trước khi vào hội trường).

3. Tạo ấn tượng ban đầu:

- Cần nhanh chóng tạo thiện cảm khi vừa xuất hiện (Cười tươi, chào hỏi, bắt tay, thăm hỏi…)

- Nếu căn thẳng, hãy hít, thở sâu và uống nước để trấn tỉnh;

- Chú ý bề ngoài như: Trang phục, giầy dép, kiểu tóc… lịch sự nhưng không cầu kỳ;

- Nét mặt tươi, ánh mắt nhìn thẳng, chân tình, tin tưởng;

- Dáng đứng thẳng tự nhiên, thoải mái, không gò ép, khép nép;

- Đầu luôn ngẩn lên và nhìn về phía trước.

4. Kỷ thuật trình bày:

* Phong thái:

- Bình tỉnh, nhiệt tình, nhanh nhẹn và tự tin;

- Thái độ lịch sự, khiêm tôn, tôn trọng cử tri;

- Luôn luôn nhìn bao quát tất cả xung quanh;

- Học thuộc những câu mở đầu.

* Sử dụng ngôn ngữ nói:

- Dùng từ ngữ thông dụng dễ hiểu (âm lượng lời nói không to quá, không nhỏ quá; giọng nói ấm áp, từ tốn, truyền cảm, diễn đạt lưu lót)

- Tốc độ nói chậm hơn so với hằng ngày; luôn thay đổi ngữ diệu;

- Chú ý cách xưng hô, nên dùng từ chúng ta và “của chúng ta” không nên dùng tôi (trừ lúc giới thiệu về mình)

- Chú ý dùng từ ngữ khi nói trước cử tri nơi có đồng bào dân tộc, tôn giáo;

- Giữ giọng nói nhiệt tình cho đến khi kết thúc.

* Giao lưu tình cảm với cử tri:

- Nhìn cử tri với ánh mắt thiện cảm, nét mặt tươi vui, cử chỉ, động tác tự nhiên, khiêm tốn;

- Có thể dùng cánh tay để nhấn mạnh ý, nhưng không dùng tay quá mạnh; không được chỉ tay về phía cử tri;

- Tránh những cử chỉ, động tác buồn cười, che miệng, gãi đầu…;

- Khi quên ý, hãy bình tỉnh nhìn vào đề cương.

Lưu ý:Không nên xin nói thêm khi hết thời gian cho phép.

4. Tiếp thu và trả lời ý kiến cử tri:

* Tiếp thu câu hỏi:

- Lắng nghe tích cực;

- Thái độ tiếp thu vui vẻ;

- Ghi chép các câu hỏi;

- Lập danh sách câu hỏi theo nhóm vấn đề.

* Trả lời câu hỏi:

- Trước khi trả lời, cảm ơn cử tri đã nêu câu hỏi;

- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm;

- Trả lời nhiều câu hỏi một lúc theo nhóm vấn đế;

- Chọn những vấn đề nắm vững nhất để trả lời trước;

- Những vấn đề không trả lời được xin tiếp thu và đề xuất;

- Không từ chối trả lời các câu hỏi;

- Không hứa điều gì mình không thể làm được;

- Không còn thời gian trả lời phải xin lỗi cử tri.

(Nguồn: )
Các tin khác:
Khi bị bạo lực gia đình thì nạn nhân, chúng ta phải làm gì? (22/4/2010)
THỦ TỤC MUA HOÁ ĐƠN (9/3/2010)
Các loại giấy phép, chứng chỉ trong hoạt động kinh doanh (27/1/2010)
Hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (18/1/2010)
Hứơng dẫn các thủ tục liên quan đến Văn bằng bảo hộ (18/1/2010)
Hướng dẫn thủ tục liên quan đại diện SHCN (18/1/2010)
hướng dẫn xin cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện giám định SHCN (18/1/2010)
hướng dẫn xin cấp lại thẻ giám định SHCN (18/1/2010)
hướng dẫn xin cấp thẻ giám định SHCN (18/1/2010)
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định SHTT (18/1/2010)
9 bước để ký kết một hợp đồng xây lắp thành công (9/1/2010)
Chưa đủ tuổi hưu (21/11/2009)
Thủ tục xin Giấy phép lao động (21/11/2009)
8 con đường tránh nợ trong kinh doanh (16/11/2009)
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
HÌNH ẢNH MỚI NHẤT
VĂN BẢN ĐƯỢC QUAN TÂM
 LAW ON ENTERPRISES 2020 - Luật doanh nghiệp 2020 tiếng Anh
 LAW ON PUBLIC EMPLOYEES No. 58/2010/QH12 - This Law provides for public employees: rights and obligations of public employees; and recruitment, employment and management of public employees in public non-business units.
 LAW AMENDMENTS TO TAX LAWS No. 71/2014/QH13
 LAW ON INVESTMENT No. 67/2014/QH13 - This Law deals with business investments in Vietnam and outward business investments.
tra cuu van ban.com
Danh bạ luật sư
O ma ba thu_Phai
VCOP phải
Thu no sealaw
Tư vấn HIV 18001521
sealaw.vn
Phu & luat su
www.masterbrand.com.vn/
Thiết kế 2009 - LUẬT SƯ ĐÔNG NAM Á |SEALAW| www.sealaw.vn | www.dichvuthuno.com | www.tracuuvanban.com | www.vcop.vn
Địa chỉ : 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội | Email: luatsudongnama@yahoo.com.vn / ĐK: 01030256/TP/DKHD
Điệnn thoại: 024.35656858 / 024.22178898 - Fax: 024.35656858 - Hotline: 090 2278899 - 0912 717969
luat su dong nam a, luat su viet nam, luat su tu van, Search Engine Optimization | luatsudongnama